Nhà đầu tư là công dân EU có thể tự do mua tài sản ở Hy Lạp, trong khi đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác sẽ gặp phải một số rào cản như giấy phép chuyển vốn, mã số thuế. So với một số quốc gia khác, thủ tục cho người nước ngoài mua nhà ở Hy Lạp được đánh giá là không quá khó khăn và phức tạp.

  • Chuyển vốn đầu tư: Nhà đầu tư cần chuyển toàn bộ số tiền cần thiết để mua nhà (bao gồm cả phí công chứng, thuế trước bạ và các loại phí khác) vào tài khoản được mở tại một ngân hàng của Hy Lạp. Quá trình chuyển vốn này cần phải có giấy phép của Ngân Hàng Trung Ương Hy Lạp và được lưu giữ các tài liệu cần thiết.
  • Mã số thuế: Nhà đầu tư cần đăng ký với Sở Thuế vụ để có được mã số thuế trước khi mua nhà, nếu nhà đầu tư là cặp vợ chồng thì nên đăng ký hai mã số riêng biệt để thuận lợi hơn trong quá trình mua bán sau này.
  • Nếu bất động sản mà nhà đầu tư dự định mua có vị trí gần các căn cứ quân sự, biên giới quốc gia hoặc ở một số hòn đảo, có thể bạn sẽ có thêm giấy phép đặc biệt từ chính quyền địa phương đó, nhưng dù sao thì điều này cũng sẽ không xảy ra đối với công dân không thuộc Liên minh Châu Âu.

Quy trình mua bất động sản tại Hy Lạp thông thường sẽ gồm các bước sau:

  • Làm việc với luật sư chuyên về bất động sản: Luật sư sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và đảm bảo vệ lợi ích của bạn trong giao dịch.
  • Đề nghị mua bất động sản: Khi bạn đã chọn được tài sản, hãy viết thư đề nghị mua cho người bán, nếu được chấp nhận luật sư sẽ giúp bạn lập thỏa thuận mua bán ban đầu và thông thường khoản đặt cọc 10% sẽ được thực hiện ở bước này.
  • Rà soát quyền sở hữu: Luật sư sẽ giúp bạn kiểm tra xem có bất kỳ khoản phí nào đối với bất động sản đó hay không, việc xây dựng có tuân theo các quy định về quy hoạch của chính phủ hay không và đảm bảo các khoản thuế đến hạn đã được người bán thanh toán.
  • Hoàn tất giao dịch: nếu kết quả ở bước Rà soát quyền sở hữu không có vấn đề gì thì nhà đầu tư sẽ thực hiện các bước thanh toán cuối cùng và nghĩa vụ tài chính với chính quyền. Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng 4-6 tuần. Tại văn phòng công chứng, hai bên mua bán sẽ ký vào hợp đồng mua bán và đăng ký vào hồ sơ công chứng, các giấy tờ cần chuẩn bị của bên mua sẽ là hộ chiếu có hiệu lực, mã số thuế và giấy phép đặc biệt để mua (nếu cần thiết), bên bán sẽ phải trình giấy chứng nhận thuế B’Tax để chứng minh rằng mình hồ sơ thuế của mình là sạch sẽ. Bước cuối cùng sẽ là chuyển toàn bộ hồ sơ lên Cơ quan đăng ký đất đai quốc gia để chuyển đổi quyền sở hữu tài sản sang tên cho nhà đầu tư.

Một số loại thuế và phí của giao dịch bất động sản tại Hy Lạp (tính trên giá trị của bất động sản):

  • Thuế chuyển nhượng: 3.09%
  • VAT: 24% (áp dụng cho các bất động sản xây mới)
  • Lệ phí đăng ký đất đai: 0.48% – 0.68%
  • Phí công chứng: 0.8% – 1% 
  • Phí luật sư: Không có mức tối thiểu cho phần phí này mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên, tuy nhiên theo thống kê nó nằm trong khoảng 1-2% trên giá trị tài sản, cộng với 24% VAT.